Từ 12/11 tới 30/11/2014 Giảm ngay 5% trên tất cả các đơn hàng !
QUÀ TẶNG THIÊN NHIÊN TỪ RỪNG PÙ MÁT - MIỀN TÂY XỨ NGHỆ

Cách phân biệt mật ong rừng

Cách 1: Mức độ tạo bọt và gas của mật

 Mật ong rừng tạo gas và bọt dữ dội


      Mật Ong Rừng tạo rất nhiều khí Gas (dân gian hay gọi là bồi mật ong), dù rằng Mật Ong Nuôi cũng tạo khí! Nhưng chưa là gì so với Mật Ong Rừng. Đặc biệt là khi rót mật vào thời tiết nóng, sẽ rất vất vả khi phải rót mật ong rừng vào mùa hè. Mặc dù mật phải rót từ sáng sớm khi trời còn mát mẻ, và ngay từ đêm hôm trước cũng đã phải đặt can mật vào chậu nước lã cho giảm nhiệt, nhưng hầu hết phải rót làm 2 lần, mỗi lần nửa chai. Đặc biệt là Mật Ong Rừng sau khi rót vào chai, tuyệt đối không bao giờ được đóng kín hoàn toàn, không bao giờ được dán niêm phong. Luôn phải để hơi hở 1 chút để mật...thở! Kẻo trời mùa hạ nắng nóng, chai mật để vài ngày không sử dụng, các anh chị mà mở nắp, mật phụt hết ra ngoài. Hình trên là một ví dụ, tuy rót nhẹ nhàng nhưng hơi đầy là mật tạo bọt và trào ra ngoài lập tức, tương tự như khi ta rót bia từ chai vào cốc vậy.

       Phương pháp này cũng có thể phân biệt mật ong thô/nguyên chất so với mật ong đã xử lý công nghiệp. Các anh chị cứ thử hình dung, 1 hũ mật ong hình dáng đẹp tuyệt được nhập khẩu từ ngoại quốc, đã được dán tem niêm phong, nắp kín như bưng! Vậy mà để vài năm cũng đâu có thấy...xì gas. Sản xuất hàng loạt & công nghiệp họ phải có phương pháp xử lý riêng của họ, chứ không làm sao sản xuất hàng vạn hũ mật ong để bán đi khắp thế giới được! Có đúng không nào? Xử lý ở đây bao gồm chiết, lọc, cho chất bảo quản....mật KHÔNG CÒN nguyên chất nữa.

Cách 2: Xem sự kết phấn hoa trên cổ chai
Lớp phấn hoa kết trên cổ chai mật ong Rừng
  • Mật Ong Nuôi: Ong làm mật vào miếng gỗ hình chữ Nhật (hay còn gọi là Cầu Mật) do con người để sẵn cho chúng, ong sẽ làm sáp, phủ kín mật vào đấy. Lúc ấy toàn bộ sáp chỉ có mật ong, không có phấn hoa, và hầu hết là không có nhộng ong. (trừ vài trường hợp các hộ gia đình nuôi 1 vài tổ theo phương pháp cổ xưa là làm đục hốc cây cho ong làm tổ, khi nào mật đầy thì vắt, lúc ấy có thể có nhộng ong)
  • Mật Ong Rừng: Ong rừng làm tổ sáp, lấy phấn hoa về để vào lỗ sáp, sinh ong non rồi làm mật. Đa phần khi khai thác & vắt. Có dính cả Phấn hoa vào mật. Lớp Váng Phấn Hoa trong mật sau 1 thời gian sẽ nổi lên trên, tạo thành 1 lớp viền mỏng bám quanh miệng Chai/Lọ.
Chú ý: nhiều trường hợp Mật Ong Rừng nếu chỉ lấy phần bọng mật, không bị dính tí phấn hoa nào thì cũng không có lớp váng dính vào miệng chai/lọ. Hoặc cả 1 can mật ong rừng đã được rót gần hết, thì phần còn lại trong can cũng có rất ít lớp Váng Phấn Hoa, thậm chí là không có! Phương pháp này chỉ là 1 trong các yếu tố để phân biệt Mật Ong Rừng

Cách 3: Dùng khứu giác & vị giác
      Cách đơn giản nhất chúng ta phân biệt mật ong rừng là ngủi thử-nếm thử.
  • Khứu giác: Mật Ong Rừng phải có mùi thơm, rất thơm, cộng thêm mùi hơi ngái & nồng, hầu hết các loại mật ong nuôi đều không có mùi thơm đặc trưng của mật ong. Ong Nuôi bây giờ được nuôi số lượng lớn, chúng chỉ lấy 1 loại phấn hoa để làm mật, trong quá trình nuôi, ong được chăm sóc bằng thuốc (ví như thuốc chống nấm mốc cánh, chống vi trùng gây bệnh đường ruột) cho nên hầu như tất cả các loại mật ong nuôi đều có mùi vị ngòn ngọt, nhàn nhạt, hôi hôi, chua chua! Chứ không thể có mùi thơm nồng như Mật Ong Rừng được! Còn đối với Ong Rừng, chúng lấy phấn hoa & hút mật từ bất cứ loài hoa nào trong bán kính 2km từ tổ, 1 chai mật rừng có thể được làm từ vài chục cho đến vài trăm loại hoa rừng, chính vì thế Mật Ong Rừng mới có mùi vị thơm ngon đặc trưng. Pha vài thìa mật ong rừng vào nước ấm. Sẽ thấy mùi thơm lừng bốc lên. Mật Ong Nuôi không thơm như vậy.
     
  • Vị giác: Mật Ong Rừng cực kì khé cổ khi nếm thử - Có vị ngọt khác biệt. Phân biệt bằng Vị giác rất chính xác, nhưng nếu các anh chị chưa có kinh nghiệm, thì ta nên có mật ong nuôi để đối chứng. Mật ong nuôi có vị ngọt khác, và mật ong rừng có vị ngọt đặc biệt hơn rất nhiều. Nếu cùng thử hương vị của hai chai mật ong Rừng và Nuôi. Tôi dám chắc chắn 100% anh chị sẽ phân biệt được chai Mật Ong Rừng (dù không có nhãn/tên dán lên vỏ chai).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét